Odin, được tôn vinh bằng các danh hiệu All-Father, Victory Giver, Father of the Slain, là Thần Vương trị vì Asgard và thần tộc Aesir, sở hữu quyền năng vô cùng to lớn, đồng thời là học giả thông thái hàng đầu trong vũ trụ Forgotten Realms. Ông có divine rank là 19, nắm giữ thiên chức về chiến tranh, ma thuật, tri thức và sự thống trị. Các lĩnh vực mà ông có ảnh hưởng sâu sắc là không trung, du hành, lừa gạt, tri thức, ma thuật và chiến tranh. Odin quan sát mọi sự kiện và địa điểm khắp đa vũ trụ từ bảo tọa Hlidskjalf, đồng thời làm chủ Anh linh thần điện Valhalla, nơi những anh linh chiến sĩ không ngừng rèn luyện võ nghệ và kỹ năng chuẩn bị cho ngày Ragnarok.
Tập thơ Poetic Edda
Edda thơ (Poetic Edda) là tên gọi hiện đại của tập hợp các bài thơ cổ Bắc Âu về đề tài thần thoại và truyền thuyết. Poetic Edda được ghi lại từ những nguồn truyền khẩu của nhiều nhà thơ dân gian tại những thời điểm khác nhau trong giai đoạn từ thế kỉ VIII – thế kỉ XIII. Edda thơ còn được gọi là Cựu Edda vì hầu hết tư liệu trong đó đều có xuất xứ từ trước thế kỉ XIII, tức là trước thời điểm Snorri Sturluson viết nên Edda tản văn.
Trong Edda thơ bao gồm:
- Cōdex Rēgius (Cuốn sách hoàng gia): bao gồm khoảng 30 bài thơ chủ đề thần thoại và anh hùng như Völuspá, Vafþrúðnismál, Grímnismál, Lokasenna… Sách được viết vào khoảng thập niên 1270 và được phát hiện vào năm 1643. Còn được gọi là Edda của Sæmund theo tên của giám mục Sæmundur Sigfússon của Ireland – người được cho là tác giả của các bài thơ trong sách.
- Tập hợp bản thảo Arnamagnæan: tập hợp thơ do học giả Árni Magnússon người Iceland sưu tập vào khoảng thế kỉ XVII-XVIII, trong đó có “Những giấc mơ của Baldr” (Baldrs draumar). Các bản thảo trong đây chủ yếu đến từ quê hương Iceland của Magnússon, cộng thêm một số bản thảo quan trọng từ Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển.
- Vǫluspá: bài thơ đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất của Edda thơ. Kể về cội nguồn của thế giới, hiện trạng của thế giới, sự hủy diệt của thế giới tại Ragnarök, và một thế giới mới được sinh ra.
Và các bản thảo khác.
Những bài thơ trong Edda thơ bao gồm:
+ Thuộc Cōdex Rēgius:
- Vǫluspá (Lời tiên tri của Vǫlva)
- Hávamál (Bài ca của cao nhân/Châm ngôn của cao nhân)
- Vafþrúðnismál (Bài ca của Vafþrúðnir)
- Grímnismál (Bài ca của Grímnir)
- Skírnismál (Bài ca của Skírnir)
- Hárbarðsljóð (Bài thơ của Hárbarðr)
- Hymiskviða (Bài thơ của Hymir)
- Lokasenna (Tranh luận của Loki)
- Þrymskviða (Bài thơ của Þrymr)
- Völundarkviða (Bài thơ của Völundr)
- Alvíssmál (Bài ca của Alvíss)
+ Không thuộc Cōdex Rēgius:
- Baldrs draumar (Những giấc mơ của Baldr)
- Gróttasöngr (Bài ca cối xay/Bài ca của Grótti)
- Rígsþula (Bài ca của Rígr)
- Hyndluljóð (Bài thơ của Hyndla): gồm có “Völuspá in skamma” (Lời tiên tri ngắn của vǫlva)
- Svipdagsmál (Bài ca của Svipdagr): gồm 2 phần “Grógaldr” (Thần chú của Gróa) và “Fjölsvinnsmál” (Bài ca của Fjölsviðr)
- Hrafnagaldr Óðins (Bài ca con quạ của Óðinn)
Ngoài ra còn có các bài thơ về sự tích những người anh hùng.
Các câu chuyện thần tiên về thần gió
"Gretel & Hansel: Truyện cổ kỳ dị": Thế giới tà thuật u ám và những bí mật chưa kể

Hình tượng tiếng đàn và niêu cơm trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Truyện cổ dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời này sang đời khác bởi sự li kì hấp dẫn của nó. Thật vậy, Thạch Sanh một câu chuyện truyền thuyết ca ngợi chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, dùng tài năng của mình cứu người bị hại, câu chuyện cũng muốn lên án tố cáo những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ cướp công người khác, xuyên suốt câu chuyện nổi bật lên là hình ảnh tiếng đàn và nồi cơm niêu với biểu tượng của sự hóa giải, tình nhân nghĩa trong nhân gian.