Những câu truyện truyền thuyết từ năm châu

truyenthuyetnamchau. Được tạo bởi Blogger.
RSS

Tập thơ Poetic Edda

Edda thơ (Poetic Edda) là tên gọi hiện đại của tập hợp các bài thơ cổ Bắc Âu về đề tài thần thoại và truyền thuyết. Poetic Edda được ghi lại từ những nguồn truyền khẩu của nhiều nhà thơ dân gian tại những thời điểm khác nhau trong giai đoạn từ thế kỉ VIII – thế kỉ XIII. Edda thơ còn được gọi là Cựu Edda vì hầu hết tư liệu trong đó đều có xuất xứ từ trước thế kỉ XIII, tức là trước thời điểm Snorri Sturluson viết nên Edda tản văn.



Trong Edda thơ bao gồm:

  • Cōdex Rēgius (Cuốn sách hoàng gia): bao gồm khoảng 30 bài thơ chủ đề thần thoại và anh hùng như Völuspá, Vafþrúðnismál, Grímnismál, Lokasenna… Sách được viết vào khoảng thập niên 1270 và được phát hiện vào năm 1643. Còn được gọi là Edda của Sæmund theo tên của giám mục Sæmundur Sigfússon của Ireland – người được cho là tác giả của các bài thơ trong sách.
  • Tập hợp bản thảo Arnamagnæan: tập hợp thơ do học giả Árni Magnússon người Iceland sưu tập vào khoảng thế kỉ XVII-XVIII, trong đó có “Những giấc mơ của Baldr” (Baldrs draumar). Các bản thảo trong đây chủ yếu đến từ quê hương Iceland của Magnússon, cộng thêm một số bản thảo quan trọng từ Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển.
  • Vǫluspá: bài thơ đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất của Edda thơ. Kể về cội nguồn của thế giới, hiện trạng của thế giới, sự hủy diệt của thế giới tại Ragnarök, và một thế giới mới được sinh ra.

Và các bản thảo khác.

Những bài thơ trong Edda thơ bao gồm:

+ Thuộc Cōdex Rēgius:

  • Vǫluspá (Lời tiên tri của Vǫlva)
  • Hávamál (Bài ca của cao nhân/Châm ngôn của cao nhân)
  • Vafþrúðnismál (Bài ca của Vafþrúðnir)
  • Grímnismál (Bài ca của Grímnir)
  • Skírnismál (Bài ca của Skírnir)
  • Hárbarðsljóð (Bài thơ của Hárbarðr)
  • Hymiskviða (Bài thơ của Hymir)
  • Lokasenna (Tranh luận của Loki)
  • Þrymskviða (Bài thơ của Þrymr)
  • Völundarkviða (Bài thơ của Völundr)
  • Alvíssmál (Bài ca của Alvíss)

+ Không thuộc Cōdex Rēgius:

  • Baldrs draumar (Những giấc mơ của Baldr)
  • Gróttasöngr (Bài ca cối xay/Bài ca của Grótti)
  • Rígsþula (Bài ca của Rígr)
  • Hyndluljóð (Bài thơ của Hyndla): gồm có “Völuspá in skamma” (Lời tiên tri ngắn của vǫlva)
  • Svipdagsmál (Bài ca của Svipdagr): gồm 2 phần “Grógaldr” (Thần chú của Gróa) và “Fjölsvinnsmál” (Bài ca của Fjölsviðr)
  • Hrafnagaldr Óðins (Bài ca con quạ của Óðinn)

Ngoài ra còn có các bài thơ về sự tích những người anh hùng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Các câu chuyện thần tiên về thần gió

Đối với các giải pháp Điều hòa không khí LG, gió chính là nguồn tài nguyên quí giá. Còn chúng tôi được gọi là các “bậc thầy” về gió! Thật vậy từ xa xưa, gió đã là một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hành tinh và lối sống của chúng ta. Kể từ khi nền văn minh nhân loại được ra đời, con người đã bắt đầu xây dựng nên những câu chuyện dân gian về vị thần gió để giải thích ảnh hưởng của gió đối với nền văn hóa và môi trường tự nhiên. Từ Đế chế La Mã đến cư dân Mỹ bản địa, người Aztec đến người Trung Quốc cổ đại, “thần gió” đã tồn tại như một phần trong nền tri thức của con người. Mời các bạn cùng LG khám phá những câu truyện thú vị về các thần gió nổi bật nhất trong lịch sử nhé.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

"Gretel & Hansel: Truyện cổ kỳ dị": Thế giới tà thuật u ám và những bí mật chưa kể

Gretel & Hansel: Truyện cổ kỳ dị khiến người xem rùng mình khi kể lại câu chuyện cổ tích quen thuộc trong thế giới tà thuật u ám cùng đầy rẫy những biểu tượng kinh hãi thời trung cổ.


‘Gretel & Hansel: Truyện cổ kỳ dị' viết lại lịch sử chuyện phù thủy ăn thịt trẻ con. /// Ảnh: IMDb

‘Gretel & Hansel: Truyện cổ kỳ dị' viết lại lịch sử chuyện phù thủy ăn thịt trẻ con.
Ảnh: IMDb

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hình tượng tiếng đàn và niêu cơm trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Truyện cổ dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời này sang đời khác bởi sự li kì hấp dẫn của nó. Thật vậy, Thạch Sanh một câu chuyện truyền thuyết ca ngợi chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, dùng tài năng của mình cứu người bị hại, câu chuyện cũng muốn lên án tố cáo những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ cướp công người khác, xuyên suốt câu chuyện nổi bật lên là hình ảnh tiếng đàn và nồi cơm niêu với biểu tượng của sự hóa giải, tình nhân nghĩa trong nhân gian.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tám vị tiên trong truyền thuyết "Bát tiên" nổi tiếng

Đầu tiên thấy trong ghi chép của văn nhân Đường Tống và truyền thuyết dân gian. Đời Nguyên rất thịnh hành các câu chuyện về họ và hợp họ làm một gọi là "Bát tiên". Sau đó, dần dần định hình thành một quần thể thần tiên.

Mỗi người trong họ tự có lịch sử thành tiên và pháp thuật pháp bảo của riêng mình.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nguồn gốc 4 mùa trong Thần thoại Hy Lạp: Đời người thăng trầm như Đông – Hạ là vì đâu?

Trong thần thoại Hy Lạp, có một vị thần được kính trọng và thờ phụng bởi hầu như tất cả người dân Hy Lạp cổ đại, bởi bà là một trong rất ít các vị Thần chưa từng cố ý giáng họa cho nhân gian. Câu chuyện về tình yêu vô bờ của bà với con gái cũng chính là giải thích cho nguồn gốc bốn mùa trên thế gian.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Lễ Giáng sinh và những truyền thuyết


Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay X’mas. Từ tiếng Pháp, Noël là viết tắt của từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (Thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS